Sắt là một trong những chất rất quan trọng để hình thành nên các tế bào hồng cầu có trong máu. Nếu cơ thể thiếu hụt sắt thì rất dễ gặp phải một số bệnh như: thiếu máu, suy giảm hệ miễn dịch, suy nhược cơ thể,... Để tránh gặp phải những tình trạng bệnh trên chúng ta có thể bổ sung các thực phẩm giàu sắt trong những bữa ăn hằng ngày. Vậy sắt có nhiều trong thực phẩm nào? Những thực phẩm giàu sắt chúng ta nên bổ sung như thế nào là hợp lý? Cùng tìm hiểu ngay những thực phẩm chứa nhiều sắt được gợi ý dưới đây nhé!
Nhóm các nhóm thực phẩm giàu sắt có trong động vật và hải sản
Bổ sung các thực phẩm nhiều sắt giúp tạo thành từ các phân tử Hemoglobin và hồng cầu trong máu
Các loại thịt đỏ và thịt gà tây
Một trong những thực phẩm giàu sắt có trong động vật mà không thể bỏ qua là các loại thịt đỏ. Những loại thịt có màu đỏ sẽ chứa đến 15% nhu cầu của cơ thể (khoảng 2,7 miligam sắt/100 gam). Không chỉ chứa hàm lượng sắt nhiều mà các loại thịt này còn có chứa nhiều protein, một số vitamin B và kẽm. Các loại thịt chứa nhiều sắt mà chúng không thể bỏ qua như: thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt dê…
Ngoài các loại thịt đỏ, thịt gà tây cũng là một trong những loại thịt chứa khá nhiều sắt cung cấp cho cơ thể. Cung cấp đến 1,4 miligam sắt/100 gam (chiếm khoảng 8% nhu cầu sắt trong cơ thể). Ngoài ra, nếu không tìm được các loại gà tây, lựa chọn ức gà cũng là một trong những thực phẩm giàu sắt. Trong 100g ức gà sẽ chứa khoảng 1,4 miligam sắt cùng với khoảng 31 gram protein.
Các loại hải sản
Trong các thực phẩm chứa sắt, các loại hải sản cũng là những thực phẩm chứa rất nhiều sắt. Không chỉ chứa hàm lượng sắt rất cao mà các loại hải sản như: Cá, ngao, tôm, cua, sò, hến,... còn chứa nhiều các loại omega 3 và các cholesterol có lợi trong tim mạch. Cụ thể hàm lượng sắt trong một số loại hải sản có thể lựa chọn như:
- Một số loại cá giàu sắt như: Cá nục (3,25mg); cá Thu đao (3mg); cá Trích (2,8mg); cá Ngừ (1,4mg),...
- Một số loại hải sản khác: Tôm biển (1,6mg); cua bể (3,8mg); sò (1,9mg); hến (1,6mg); nghêu (3mg),...
Gan và một số loại nội tạng
Một trong những thực phẩm giàu sắt nhất mà những người thiếu sắt có thể bổ sung tức thì giúp làm tăng hàm lượng trong cơ thể là gan. Một miếng gan cung cấp đến 36% nhu cầu thiết của cơ thể (khoảng 6,5mg) hơn hầu hết tất cả các loại thực phẩm khác.
Ngoài gan các loại nội tạng động vật như thận, tim, não cũng chứa những hàm lượng sắt tương đương gan. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều và thường xuyên bổ sung các nội tạng động vật này vào bữa ăn hằng ngày vì chúng cũng chứa rất nhiều chất béo.
Các thực phẩm có chứa nhiều sắt có trong thịt, cá, trứng và gan bò
Nhóm các loại thực phẩm giàu sắt có trong các loại thực vật
Bổ sung các thực phẩm giàu sắt có trong các loại thực vật sẽ là cách thức bổ sung sắt bền vững nhất. Sở dĩ các loại thực vật chứa lượng calo không nhiều. Đồng thời, ăn nhiều rau, củ, quả, trái cây còn giúp bổ sung các chất xơ và các vitamin khác giúp giảm các căn bệnh khác ngoài thiếu sắt.
Các loại thực vật chứa nhiều trong một số loại thực vật như:
Rau chân vịt (rau bina)
Rau chân vịt hay còn được gọi là cải bó xôi hoặc một số người còn gọi với tên rau bina. Là một trong những loại rau chứa hàm lượng sắt ngang ngửa với các loại thịt đỏ. Trong 100 gam rau chân vịt cung cấp đến 15% lượng sắt của nhu cầu cơ thể (khoảng 2,7 mg). Không những vậy, rau chân vịt còn chứa nhiều vitamin C giúp đẩy nhanh sự hấp thụ sắt đối với cơ thể hơn các loại thực phẩm khác.
Bông cải xanh
Bông Cải xanh là một trong những loại thực phẩm không chỉ giàu sắt mà còn rất giàu chất xơ, vitamin K, folate và vitamin C. Chiếm đến 2,7 mg/100g bông cải xanh cũng khoảng 15% lượng sắt nạp vào cơ thể.
Các loại đậu
Không chỉ là một trong những thực phẩm giàu sắt các loại đậu như: Đậu Hà Lan, đậu nành, đậu gà, đậu trắng, đậu lăng,... mà các loại đậu còn rất giàu hàm lượng magie, folate, kali giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, hỗ trợ giảm cân do chứa các loại chất xơ hòa tan.
Các loại hạt
Các loại hạt mè, diêm mạch, bí ngô, ngũ cốc,... sẽ cung cấp ít nhất từ 14 -18% (tùy loại hạt) sắt dành cho cơ thể mỗi ngày. Việc ăn nhiều các loại hạt không chỉ cung cấp đủ lượng sắt dành cho cơ thể mà còn giúp cân bằng lượng đường trong máu luôn được duy trì ổn định.
Nấm mộc nhĩ
Trong các loại nấm, nấm mộc nhĩ là một trong những thực phẩm giàu sắt khi chứa đến tận 56,1mg/100g sắt. Nấm mộc nhĩ còn là một trong những loại thực phẩm rất dễ bảo quản khi có thể phơi khô dùng dần. Ngoài ra, chúng có thể kết hợp chế biến với các thực phẩm giàu sắt khác như: thịt gà, ức gà, trứng,... để cung cấp sắt cho những người bị thiếu máu trầm trọng.
Một số loại trái cây
Các loại trái cây không chỉ bổ sung các loại vitamin C, chất xơ mà một số trái như: đu đủ chín (2,6mg), bơ (1,6mg), hồng xiêm (2,3mg), lê (2,3mg),... Là những loại trái cây chứa hàm lượng sắt rất cao có thể thay thế cho một số loại thực phẩm phải qua chế biến khác.
Bổ sung sắt từ thực vật giúp vừa bổ sung sắt, vừa bổ sung nhiều các vitamin khác nhau
Nhóm các loại thực phẩm giàu sắt khác
Mật ong
Mật ong không phải là loại thực phẩm có chứa lượng sắt dồi dào nhưng lại chứa một lượng manga rất cao. Hợp chất manga sẽ giúp tổng hợp sắt trong cơ thể nhanh chóng. Bên cạnh đó chúng còn giúp cân bằng lượng huyết cầu máu đỏ và huyết sắc tố luôn ở mức ổn định cho cơ thể.
Chocolate đen
Chocolate đen là một trong những loại thực phẩm được chủ yếu làm từ quả cacao có chứa hoạt tính chống oxy hóa rất cao. Không chỉ chứa tới 19% nhu cầu cung cấp sắt cho cơ thể (khoảng 3,4mg/28g) cao hơn bất kì các loại thực phẩm từ động vật hay thực vật nào. Bên cạnh đó, ăn nhiều chocolate đen còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và giảm lượng cholesterol trong máu.
Chocolate đen chứa hàm lượng sắt rất cao
Với những nhóm thực phẩm giàu sắt hàng đầu mà Hotseller gợi ý cho bạn, nhất định bạn đã có cho mình câu trả lời “sắt có trong thực phẩm nào ?”. Để tham khảo và đặt mua một số sản phẩm, mặt hàng chăm sóc sức khỏe có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0862363969 ngay nhé